Dinh Vạn Thủy Tú

Dinh Vạn Thủy Tú Bình Thuận là một trong những dinh vạn lớn và cổ xưa nhất của nghề biển Bình Thuận. Dinh Vạn Thủy Tú được xây dựng năm 1762 gồm Chính Điện đặt khám thờ thần Nam Hải. Trong Dinh còn lưu giữ 24 sắc phong của các đời vua triều Nguyễn; là nơi còn lưu giữ nhiều di sản văn hóa Hán – Nôm liên quan đến nghề biển thể hiện trong nội dung thờ phụng ở cá khám thời, tượng thờ, hoàng phi, liễn đối, trên văn chuông của Đại Hồng Chung…

Dinh Vạn Thủy Tú
Cổng Dinh Vạn Thủy Tú
Đối với người đi biển, Cá Voi là vị thần cứu giúp họ mỗi khi gặp nạn trên biển và là vị thần thủy chung với ngư dân nên được ngư dân kính yên và tôn thờ. Theo phong tục tập quán, khi phát hiện Ông lụy, làng Vạn phải tổ chức đưa Ông lên bờ và tiến hành nghi thức tang lễ long trọng. Người đầu tiên phát hiện Ông lụy được hưởng nghi thức tang chế như con trưởng của Ông. Làng Vạn làm lễ thỉnh hồn Ông nhập vạn, chọn ngày giờ tốt để mai táng.

Dinh Vạn Thủy Tú Bình Thuận
Bàn thờ Nam Hải Cự Tộc, tước hiệu của Cá Ông do vua Khải Định phong tặng

Nguồn Zing News

Trước Dinh Vạn Thủy Tú có một khu đất rộng để mai táng Ông gọi là Ngọc Lân Thánh Địa. Sau 3 năm mãn tang, tỉnh cốt Ông nhập tẩm thờ trong Dinh Vạn. Qua 200 năm, Dinh Vạn Thủy Tú đã có 3 tẩm với trên 100 hộ cốt Ông được thờ, trong đó có hàng chục bộ cốt rất lớn. Đặc biệt du khách đến tham quan Dinh Vạn Thủy Tú sẽ tận mắt chiêm ngưỡng bộ xương Cá voi lớn nhất Đông Nam Á có chiều dài 22m. Dinh Vạn Thủy Tú đã được Nhà nước xếp hạng Di tích Lịch sử cấp Quốc Gia vào năm 1996.

Bộ xương Cá Ông ở Dinh Vạn Thủy Tú
Bộ xương cá Ông

Trên đường Ngư Ông, phường Đức Thắng, TP. Phan Thiết có một ngôi đền thờ thần Nam Hải – tức Cá Ông (cá voi). Bộ cốt cá Ông được lưu giữ tại dinh Vạn Thủy Tú dài 22m, nặng 65 tấn, được đánh giá là lớn nhất Việt Nam và cả Đông Nam Á. Hàng năm tại Dinh đều diễn ra các kỳ tế lễ được tổ chức trang trọng vào các ngày âm lịch: 20/2 (Tế Xuân); 20/4 (Cầu ngư); 20/6 (Chính mùa); 20/7 (Chèo dọc) và 23/8 (Mãn mùa). Trong quá trình diễn ra nghi lễ còn có các hoạt động như hát bội, diễn bã trạo, hội đua ghe…

Dinh Vạn Thủy Tú Bình Thuận

Phía hữu là doi đất rộng để mai táng cá ông gọi là Ngọc Lân Thánh Địa, sau 3 năm cốt của cá ông bốc, rửa sạch và nhập tẩm trong dinh Vạn theo nghi thức trang trọng.

Ngọc Lân Thánh Địa ở Dinh Vạn Thủy Tú

Ngọc Lân Thánh địa, hay
còn gọi là nghĩa trang cá Ông nằm trong khuôn viên dinh.Càng ngày, khu
dân cư càng đông đúc, nên chỉ có cá Ông dài 2m mới đem chôn trong khuôn
viên thánh địa.

Nguồn Zing News

Theo truyền thuyết, cả đoàn thuyền chở vua Nguyễn Ánh bị thua trận chạy vào Sài Gòn rồi sang nước Xiêm lênh đênh trên biển gặp sóng to. Nhà vua van vái: “Nếu có ai cứu được quan quân, khi về triều sẽ sắc phong”. Lập tức có hai con cá voi đến đỡ mũi thuyền, đưa thuyền của nhà vua vượt sóng an toàn. Sau khi về triều, vua đã phong cho cá voi là “Nam Hải Cự tộc Ngọc Lân tôn thần”. Người dân từ đó quen gọi cá voi là “Nam Hải đại tướng quân”.

Phan Thiết – Bình Thuận là một địa bàn ven biển. Nơi đây, xưa kia được các lớp ngư dân từ miền Trung xuôi vào, lập làng, lập ấp, lập vạn chài. Vạn Thủy Tú là một trong các vạn chài ra đời theo truyền thống của ngư dân và ước mơ về một làng nghề đẹp đẽ, trù phú như tên gọi. Thông thường, mỗi vạn chài đều gắn liền với một thiết chế thờ cúng Nam Hải Cự tộc Ngọc Lân tôn thần. Dinh Vạn Thủy Tú cũng được xây dựng cách ngày nay hơn 200 năm, xưa nằm sát biển, mặt quay về hướng Đông. Nay Dinh tọa lạc trên đường Ngư Ông, thuộc phường Đức Thắng, TP Phan Thiết.

Miếu thờ Nam Hải

Dinh Vạn Thủy Tú (có thể gọi là đình) do cách thiết kế, bài trí và thờ phụng. Hương án chính giữa đình Vạn Thủy Tú thờ Nam Hải Cự tộc Ngọc Lân tôn thần; bên trái thờ Thủy Long thánh phi nương nương tôn thần và bên phải thờ Thái hiệu tiên sư tôn thần. Phía sau là phòng lưu giữ, bảo tồn những bộ cốt cá voi. Phía hữu là doi đất rộng gọi là Ngọc Lân Thánh địa để mai táng cá Ông. Khi Ông lụy (chết), sẽ được chôn cất tại đây. Sau 3 năm cốt của Ông được bốc, rửa sạch và nhập tẩm trong Dinh Vạn theo nghi thức truyền thống trang trọng. Đây cũng thường là dịp diễn ra các lệ tế như tế xuân, cúng chính mùa, cúng mãn mùa… Nhưng quan trọng nhất vẫn là lễ hội cầu ngư, lễ hội chính của toàn thể ngư dân vùng Phan Thiết, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu…

Dinh Vạn Thủy Tú ở Phan Thiết nổi tiếng khắp trong và ngoài nước, luôn là điểm đến hấp dẫn trong hành trình tham quan của du khách bởi sự độc đáo riêng có. Đó là hàng chục bộ sắc phong của các đời vua nhà Nguyễn đã ban tặng, trong đó riêng đời vua Thiệu Trị đã có đến 10 sắc phong và đến nay sau hơn 150 năm vẫn được bảo quản nguyên vẹn. Có chiếc chuông đồng đúc vào năm Nhâm Thân (1872), đến nay đã được 140 năm. Thân chuông có dòng chữ “Tự Đức nhị thập ngũ niên – Xuân quý giáo đáng – Thủy Tú Vạn – Bổn Vạn đồng ký”… Một điểm đặc biệt nữa là khi tham quan tại đây, nhiều năm trước, du khách gần xa còn có thể nghe kể những điều thú vị, kỳ bí chung quanh việc cá Ông Voi giúp đỡ và ngư dân thoát hiểm giữa biển khơi như thế nào cũng như tìm hiểu thêm tập tục chôn cất, thờ cúng… loài cá này thông qua “cuốn sách sống” là ông Hồ Văn Tôn, trên 80 tuổi, nguyên Vạn trưởng Vạn Thủy Tú, lúc ông chưa qua đời là một hướng dẫn viên nghiệp dư tại đây.

Nhưng gắn liền với tập tục tín ngưỡng kính trọng, tôn thờ cá Ông Voi của ngư dân hàng trăm năm qua do loài cá thân thiện này thường giúp đỡ, phù trợ ngư dân vượt khỏi vòng nguy hiểm trên biển, trúng mùa cá…, Dinh Vạn Thủy Tú là nơi chôn cất, lưu giữ hàng trăm bộ cốt Ông lớn, nhỏ qua hàng trăm năm. Trong đó, nổi bật nhất phải kể đến bộ xương (cá voi lưng xám) dài, lớn nhất Việt Nam và cả Đông Nam Á, với kích thước, trọng lượng lúc Ông còn sống khoảng 22m, 65 tấn, được bảo quản hầu như không mất một phần xương nào.

Năm 1996, Dinh Vạn Thủy Tú được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia. Năm 2003, được sự hỗ trợ của Viện Hải dương học Nha Trang, bộ xương đồ sộ này ở Dinh Vạn Thủy Tú được phục chế và hiện phục vụ khách tham quan tại nhà trưng bày của Dinh. Hai sự kiện này đã góp phần tôn thêm giá trị của địa chỉ tín ngưỡng – văn hóa miền biển này.